Có chủ đề “Kỷ nguyên mới của an ninh mạng”, sự kiện Ngày ATTT Việt Nam 2016 là một trong các hoạt động CNTT quan trọng nhất trong năm, được sự bảo trợ của Bộ TT&TT, do 4 đơn vị gồm VNISA, Cục CNTT thuộc Bộ Quốc phòng, Cục ATTT và Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp máy tính Việt Nam (VNCERT) thuộc Bộ TT&TT đồng tổ chức.
Theo đại diện VNISA, trong khuôn khổ sự kiện Ngày ATTT Việt Nam năm nay, tại phiên khai mạc toàn thể của hội thảo quốc tế diễn ra vào sáng ngày 2/12/2016 tại Hà Nội, Hiệp hội này sẽ trình bày một báo cáo quan trọng được dư luận quan tâm, đó là Báo cáo tổng hợp kết quả điều tra, đánh giá thực trạng ATTT tại Việt Nam trong năm vừa qua, đồng thời công bố Chỉ số ATTT Việt Nam (Vietnam Information Security Index) 2016.
Trước đó, trao đổi với báo chí tại vòng Sơ khảo cuộc thi “Sinh viên với ATTT” năm 2016 được tổ chức ngày 5/11 vừa qua, ông Vũ Quốc Thành - Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký VNISA cho biết, trong 3 năm gần đây, Hiệp hội đã mạnh dạn đưa ra chỉ số thử nghiệm đánh giá mức độ ATTT chung của không gian mạng Việt Nam. Chỉ số này được tổ hợp từ nhiều yếu tố, được tiến hành khảo sát điều tra với số liệu khoảng từ 600 - 700 cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp được hỏi.
“Chỉ số ATTT chung của mỗi quốc gia hiện nay vẫn chưa có sự thống nhất chung trên thế giới. Một số quốc gia xây dựng chỉ số ATTT theo cách này, một vài quốc gia lại làm chỉ số theo cách khác, do đó chúng ta cần mạnh dạn thử nghiệm thực hiện theo một loại chỉ số”, ông Vũ Quốc Thành chia sẻ.
Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký VNISA cũng cho hay, Chỉ số ATTT Việt Nam được VNISA thử nghiệm khảo sát và công bố trong 3 năm gần đây là dựa trên mô hình của Hàn Quốc, tuy nhiên cũng không thể nói rằng đó là một chỉ số phản ánh chính xác 100% thực trạng ATTT của quốc gia.
Ông Thành nhấn mạnh: “Mục đích của chúng tôi khi tiến hành khảo sát, tính toán để đưa ra Chỉ số ATTT Việt Nam là để có sự đánh giá thực trạng ATTT theo hàng năm, qua đó đánh giá được sự tiến bộ của chúng ta theo các chỉ số ở mức độ nào. Có thể thấy rằng, qua 3 năm, Chỉ số ATTTcủa Việt Nam đã có những bước tiến nhất định. Điều đó cho thấy chúng ta đã có những tiến bộ nhất định trong việc đảm bảo ATTT chung”.
" alt=""/>Công bố chỉ số An toàn thông tin Việt Nam 2016 vào ngày 2/12Có chủ đề “Kỷ nguyên mới của an ninh mạng”, sự kiện Ngày ATTT Việt Nam 2016 là một trong các hoạt động CNTT quan trọng nhất trong năm, được sự bảo trợ của Bộ TT&TT, do 4 đơn vị gồm VNISA, Cục CNTT thuộc Bộ Quốc phòng, Cục ATTT và Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp máy tính Việt Nam (VNCERT) thuộc Bộ TT&TT đồng tổ chức.
Theo đại diện VNISA, trong khuôn khổ sự kiện Ngày ATTT Việt Nam năm nay, tại phiên khai mạc toàn thể của hội thảo quốc tế diễn ra vào sáng ngày 2/12/2016 tại Hà Nội, Hiệp hội này sẽ trình bày một báo cáo quan trọng được dư luận quan tâm, đó là Báo cáo tổng hợp kết quả điều tra, đánh giá thực trạng ATTT tại Việt Nam trong năm vừa qua, đồng thời công bố Chỉ số ATTT Việt Nam (Vietnam Information Security Index) 2016.
Trước đó, trao đổi với báo chí tại vòng Sơ khảo cuộc thi “Sinh viên với ATTT” năm 2016 được tổ chức ngày 5/11 vừa qua, ông Vũ Quốc Thành - Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký VNISA cho biết, trong 3 năm gần đây, Hiệp hội đã mạnh dạn đưa ra chỉ số thử nghiệm đánh giá mức độ ATTT chung của không gian mạng Việt Nam. Chỉ số này được tổ hợp từ nhiều yếu tố, được tiến hành khảo sát điều tra với số liệu khoảng từ 600 - 700 cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp được hỏi.
“Chỉ số ATTT chung của mỗi quốc gia hiện nay vẫn chưa có sự thống nhất chung trên thế giới. Một số quốc gia xây dựng chỉ số ATTT theo cách này, một vài quốc gia lại làm chỉ số theo cách khác, do đó chúng ta cần mạnh dạn thử nghiệm thực hiện theo một loại chỉ số”, ông Vũ Quốc Thành chia sẻ.
Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký VNISA cũng cho hay, Chỉ số ATTT Việt Nam được VNISA thử nghiệm khảo sát và công bố trong 3 năm gần đây là dựa trên mô hình của Hàn Quốc, tuy nhiên cũng không thể nói rằng đó là một chỉ số phản ánh chính xác 100% thực trạng ATTT của quốc gia.
Ông Thành nhấn mạnh: “Mục đích của chúng tôi khi tiến hành khảo sát, tính toán để đưa ra Chỉ số ATTT Việt Nam là để có sự đánh giá thực trạng ATTT theo hàng năm, qua đó đánh giá được sự tiến bộ của chúng ta theo các chỉ số ở mức độ nào. Có thể thấy rằng, qua 3 năm, Chỉ số ATTTcủa Việt Nam đã có những bước tiến nhất định. Điều đó cho thấy chúng ta đã có những tiến bộ nhất định trong việc đảm bảo ATTT chung”.
" alt=""/>Công bố chỉ số An toàn thông tin Việt Nam 2016 vào ngày 2/12Theo New York Times, phần mềm cài đặt sẵn trên một số mẫu điện thoại Android nhất định đã theo dõi và ghi lại thông tin về những nơi người dùng đến, các cuộc gọi tới - đi cũng như nội dung các tin nhắn văn bản đã được gửi. Số lượng thiết bị di động có thể liên quan đến việc gửi những thông tin này cho Trung Quốc vô cùng nhiều.
Công ty công nghệ Adups Thượng Hải, doanh nghiệp đã viết ra phần mềm "cửa hậu" nói trên, tuyên bố mã chương trình của họ đang chạy trong hơn 700 triệu thiết bị thông minh, bao gồm cả điện thoại và xe hơi. Phần mềm này được cho là đang truyền thông tin về Trung Quốc cứ 72 tiếng đồng hồ một lần.
Tờ New York Times cho biết thêm rằng, hầu hết các đối tượng bị ảnh hưởng là những người dùng smartphone quốc tế và những người dùng điện thoại trả trước hoặc điện thoại giá rẻ có hợp đồng với nhà mạng.
Theo tờ báo Mỹ, hiện vẫn chưa rõ việc thu thập dữ liệu được thực hiện phục vụ các mục đích quảng cáo hay do thám. Ở Mỹ, nhà sản xuất điện thoại di động BLU có trụ sở tại thành phố Miami, thông báo đã phát hiện phần mềm khai thác dữ liệu ở 120.000 chiếc điện thoại mang thương hiệu của hãng. Công ty này nói đã loại bỏ điều này bằng một bản cập nhật phần mềm mới.
Giải thích về sự hiện diện của phần mềm thu thập dữ liệu trên các điện thoại BLU, công ty Adups Thượng Hải phân trần rằng, phần mềm được thiết kế để giúp các nhà sản xuất điện thoại Trung Quốc theo dõi hành vi của người dùng và không nhằm để trang bị cho các điện thoại của Mỹ. Trên trang web của Adups nêu rõ, phần mềm của họ đang được cài mặc định trên các thiết bị do Huawei và ZTE sản xuất. Cả nhà sản xuất này đều đóng đô ở Trung Quốc, trong đó Huawei hiện là nhà sản xuất smartphone lớn thứ 3 thế giới sau Samsung và Apple.
Mặc dù cả ZTE và Huawei đều bán thiết bị ở Mỹ, nhưng mẫu smartphone BLU R1 HD của hãng sản xuất Mỹ đã giúp một công ty bảo mật có tên là Kryptowire khám phá ra "cửa hậu" trên máy Android. Một nhà nghiên cứu của Kryptowire đã mua máy BLU R1 HD để phục vụ một chuyến đi công tác nước ngoài. Khi cài đặt diện thoại, anh nhận thấy nó đang gửi các tin nhắn văn bản tới một máy chủ ở Thượng Hải dưới quyền quản lý của Adups. Công ty Kryptowire đã liên lạc với chính phủ Mỹ để thông báo về phát hiện này.
Tổng giám đốc BLU Samuel Ohev-Zion khẳng định, công ty của ông không hề hay biết về phần mềm của Adups và hôm nay không còn thiết bị nào của công ty chạy phần mềm này. Adups cũng đảm bảo với BLU về việc, mọi dữ liệu thu thập được từ khách hàng của BLU đã bị tiêu hủy.
Tuấn Anh(Theo Phonearena, NYT)
" alt=""/>Báo Mỹ tố 'cửa hậu' trên smartphone Android bí mật gửi dữ liệu về TQ